TẤM GƯƠNG PHỤ NỮ TẬT NGUYỀN VƯỢT KHÓ

Nói đến chị Châu Thị Dụng, sinh năm 1974, hầu như mỗi người dân của thôn Quý Thạnh, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý là không ai không biết, chị được sinh ra trong một gia đình nghèo gồm có tám anh chị em (4 trai, 4 gái), trong đó có 4 người bị tật nguyền (03 người bị tật nguyền nặng không thể đi lại được trên đôi chân của mình) và chị là một trong ba đứa con tật nguyền ấy.

Mặc dù bị tật nguyền nhưng được sự giúp đỡ của bạn bè và gia đình nên chị đã theo học đến lớp 5 thì phải nghỉ học vì không thể nhận sự trợ giúp của bạn bè mãi được. Còn cha mẹ chị ngoài việc đồng án, đi biển để kiếm tiền nuôi con thì còn phải chăm sóc 03 đứa con tật nguyền khác nên không thể đưa đón chị đi học được.      Với mặc cảm mình là một người tàn phế, nên lúc nào chị cũng sống khép kín, không giao tiếp với mọi người và hay cáu gắt với bất cứ ai khi muốn tiếp xúc với chị. Nhưng với sự yêu thương của cha mẹ, các anh chị em và sự hỗ trợ tận tình của bạn bè, mọi người xung quanh dần dần chị đã bớt mặc cảm, chị đã sống cởi mở và nghị lực hơn. Hàng ngày, chị vẫn có thể lết trên sàn để làm những công việc nhà mà chị có thể làm được để giúp cha mẹ.

Đến tuổi trưởng thành, mặc dù sống trong sự yêu thương và che chở của cha mẹ và các anh, chị, nhưng lúc nào chị cũng mang trong lòng suy nghĩ lo lắng về tương lai của mình, sau nhiều lần suy nghĩ, đấu tranh với những dằn vặt nên hay không nên và cuối cùng chị đã đi đến một quyết định là xin một đứa con ngoài giá thú. Với một người tật nguyền như chị việc chăm sóc cho bản thân mình đã rất khó khăn nay lại có thêm đứa con nên chị phải đối mặt rất nhiều vấn đề như: không có việc làm để kiếm tiền nuôi mình và nuôi con, khó khăn trong việc chăm sóc con,… kể từ đó chị luôn sống trong dằn vặt xa lánh không chịu tiếp xúc với mọi người.

Biết được hoàn cảnh của chị, Hội phụ nữ xã Ngũ Phụng và Hội LHPN huyện hỗ trợ, giúp đỡ chị từng bước hòa nhập và cởi mở hơn với mọi người chung quanh. Năm 2014, Hội đã có ý kiến đề nghị chính quyền xã Ngũ Phụng quan tâm xem xét tạo điều kiện cho chị tách hộ riêng và xét đưa vào hộ nghèo của xã. Ngoài ra, Hội đã vận động Mô hình Tổ phụ nữ tiểu thương hỗ trợ cho chị một số tiền 2.000.000 đồng để chị làm vốn buôn bán bánh kẹo tại nhà, sau đó vận động các chị thành viên trong tổ phụ nữ tiểu thương giúp đỡ chị bằng cách đưa các mặt hàng nhu yếu phẩm đến tận nhà để chị bán và cho hưởng huê hồng. Với sự giúp đỡ của Tổ tiểu thương chị đã có một quày bán bánh kẹo nho nhỏ tại nhà để có thu nhập lo cho con, từ đó chị đã cởi mở hơn và dần hòa nhập với cộng đồng. Năm 2017, chị được hội đồng xét xây dựng nhà ở hỗ trợ số tiền 30 triệu đồng, Hội đồng hương Phú Quý tại Mỹ hỗ trợ 100 triệu đồng, Tổ phụ nữ Tôn giáo hỗ trợ 5.000.000 đồng và gia đình, người thân hỗ trợ thêm, chị đã xây dựng được căn nhà khang trang. Sau khi có nhà ổn định các thành viên tổ tiểu thương và một số hộ kinh doanh khác trên địa bàn đã bỏ hàng hóa để chị mua bán kiếm hoa hồng. Đến nay chị đã có một giang hàng mua bán tạp hóa của riêng mình với thu nhập hàng tháng trung bình khoảng 3.000.000 đồng và số tiền từ chế độ chính sách cho người khuyết tật để trang trải cho cuộc sống của gia đình, lo cho con ăn học và một cậu em trai cũng bị tật nguyền. Có thể nói, mặc dù bị tật nguyền nhưng chị đã rất cố gắng vương lên trong cuộc sống, tự tạo cho mình một việc làm để có thu nhập chăm lo cho gia đình nhỏ của mình chứ không trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của xã hội là một điều đáng quý ở người phụ nữ này.


Các tin khác