Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện đạt được một số kết quả tích cực nổi rõ là:
- Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn được nâng lên. Các ngành, các cấp đã thực hiện tốt các chính sách, pháp luật có liên quan đến công nhân, lao động như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ thai sản...;
- Triển khai thực hiện nhiều đề án, chương trình, kế hoạch với các mục tiêu phấn đấu cụ thể, sát thực, phù hợp với đặc điểm tình hình công nhân lao động, doanh nghiệp tại địa phương; công tác xây dựng tổ chức đoàn thể, phát triển đoàn viên có nhiều cố gắng mang lại một số kết quả bước đầu.
- Công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nghị quyết có bước đổi mới về nội dung, hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời phối hợp tổ chức tốt các hoạt động phong trào bề nổi, thu hút đông đảo công nhân, lao động tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại đáng lưu ý sau:
- Việc tổ chức học tập, phổ biến Nghị quyết của Trung ương, các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thường xuyên.
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy trong xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước còn hạn chế; đến nay chưa thành lập được tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
- Công tác tập hợp công nhân, lao động, tổ chức các hoạt động, tạo nguồn phát triển đoàn viên, đảng viên còn gặp rất nhiều khó khăn; đến nay chưa phát triển được đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết ở các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện thường xuyên (từ năm 2008 đến nay chưa có kế hoạch kiểm tra chuyên đề này)
- Nhận thức của một số chủ doanh nghiệp, công nhân, người lao động về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn thấp; hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng thấp.
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra một số gải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như sau:
1. Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, chủ doanh nghiệp, công nhân, lao động và nhân dân Nghị quyết số 20-NQ/TW của Trung ương, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 70-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các quy định, hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
3. Phát huy đúng mức trách nhiệm của Ban Chỉ đạo và các đoàn thể trong việc xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và tạo nguồn, phát triển đoàn viên, phát triển đảng viên mới trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
4. tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chuyên đề đối với các quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Trung ương, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 70-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn; duy trì tổ chức gặp mặt, đối thoại với các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã và người lao động; bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động; xử lý nghiêm các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại địa phương; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm các vấn đề xã hội.
6. Đổi mới phương thức hoạt động cụ thể, có trọng tâm, rõ nội dung, rõ việc, sát hợp, thiết thực; thường xuyên đi cơ sở, địa bàn. Đẩy mạnh các hoạt động phong trào bề nổi; qua đó phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp, công nhân, lao động và tạo khí thế vui tươi, phấn khởi,… nhằm thu hút đông đảo tham gia, đồng thời tiếp cận, làm công tác tư tưởng, xây dựng cốt cán và tạo nguồn vững chắt để phát triển đoàn viên, phát triển đảng viên mới, phát triển tổ chức Đảng.