Phú Quý là huyện đảo, cách Thành phố Phan Thiết 56 hải lý về hướng Đông - Đông Nam; diện tích tự nhiên 17,8 km2, có 03 xã/10 thôn, dân số khoảng 28.000 người. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng; tình hình đời sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tín đồ các tôn giáo và nhân dân được nâng lên đáng kể; kinh tế từng bước phát triển ổn định; công tác giám sát, phản biện xã hội được quan tâm triển khai thực hiện, chất lượng được nâng lên, từ đó tác động tích cực đến việc triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân luôn phát huy tinh thần đoàn kết, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các Cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động, góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
ĐC Lê Hồng Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu khai mạc Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI
Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Chỉ thị số 48-CT/TU, ngày 17/02/2014 về lãnh đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 08-HD/TU, ngày 19/8/2014 về thực hiện một số nội dung trong Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Công văn số 116-CV/TU, ngày 30/3/2021 về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội; Công văn số 1231-CV/TU, ngày 06/7/2018 triển khai Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư; Công văn số 644-CV/TU, ngày 07/12/2022 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, ban hành Kế hoạch số 126-KH/HU, ngày 25/5/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 14-HD/HU, ngày 10/10/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn huyện Phú Quý; Công văn 1058-CV/HU, ngày 01/8/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Công văn 1145-CV/HU, ngày 10/12/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; Công văn 867-CV/HU, ngày 03/01/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện. Chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân với các hình thức phù hợp như: thông qua sinh hoạt định kỳ tại các chi bộ, cơ quan, đơn vị, các buổi sinh hoạt ở các chi, tổ hội, câu lạc bộ…, tỷ lệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tham dự đạt trên 96%; đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia đạt tỷ lệ trên 85% so với số lượng triệu tập. Nhìn chung, qua học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW đã góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của từng cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện, đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giám sát và phản biện xã hội đảm bảo tính nghiêm túc, kịp thời; xác định rõ quan điểm, nội dung, phương pháp thực hiện; xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần tập trung thực hiện của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội… và đạt được một số kết quả, nổi rõ là:
Đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI
Việc cụ thể hóa, tổ chức tập huấn để triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm chỉ đạo kịp thời. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện mở các lớp tập huấn cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt nội dung chương trình tập huấn hàng năm; trong 10 năm qua đã tổ chức được 44 lớp/3.520 lượt cho cán bộ, đoàn viên, hội viên.
Công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết việc triển khai thực hiện các quy chế, quy định được thực hiện nghiêm túc. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức kiểm tra, giám sát được 02 cuộc: năm 2015 giám sát 01 cuộc đối với cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện; năm 2017 kiểm tra 01 cuộc đối với cơ quan Hội Nông dân huyện và Huyện đoàn. Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW theo Kế hoạch số 110-KH/TU, ngày 24/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo, giao cho Ban Dân vận Huyện ủy chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện định hướng nội dung và điều phối chương trình giám sát, phản biện xã hội để thông qua Thường trực Huyện ủy cho ý kiến trước khi trình Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định phê duyệt nội dung giám sát, cụ thể là: Giám sát công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân hàng năm và giám sát việc tiếp thu giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Việc xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp; Công tác thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh môi trường; Việc chi trả tiền đền bù và thủ tục thu hồi, chỉnh lý biến động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ dân bị thu hồi đất ở tuyến đường Nguyễn Thông, xã Long Hải; Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực an toàn thực phẩm; Giám sát việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật; Việc xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; Việc thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Việc thực hiện và chấp hành Luật BHXH, BHYT, BHTN và các quy định, chế độ, quyền lợi của người lao động; Việc giải quyết chế độ thai sản và chăm sóc con mọn cho nữ giáo viên; Các chế độ chính sách đối với trẻ em nghèo, mô côi, khuyết tật, trẻ em đặc biệt khó khăn; Các chế độ, chính sách hỗ trợ người nghèo; Việc giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định số 142, 62 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với CCB nhập ngũ trước 30/4/1975 và đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam Pu Chia, Lào sau 30/4/1975; Việc chi trả chế độ, chính sách cho lực lượng dự bị động viên theo Nghị định số 79/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19; Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn; Việc xét và hỗ trợ vốn sản xuất, thiết bị cho nông, ngư dân; Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp trong huyện; Việc xử lý vi phạm về bạo lực gia đình và việc xây dựng “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” theo quy định tại khoản 5, Điều 30 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; Việc điều tra, xử lý các vụ xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ; Việc thu cước phí bốc xếp hàng hóa, hành khách tại cảng Phú Quý; Việc quản lý các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật trên địa bàn huyện; Việc triển khai thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Đồng thời, chỉ đạo Thường trực HĐND phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện chức năng giám sát đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhất là thông qua các đợt tiếp xúc cử tri cho đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trong huyện để tiếp tục theo dõi, giám sát việc tiếp thu, trả lời giải quyết của chính quyền và các ngành chức năng theo quy định. Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nghiên cứu, tổ chức phản biện xã hội đối với các dự thảo luật, các đề án quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật, như: Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi); Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi); Quy định chỉ giới, quy mô xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn huyện; Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Thuận Quy định về chế độ hỗ trợ BHYT, mai táng phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố và số lượng, chức danh, mức bồi dưỡng, chế độ BHYT đối với người tham gia công việc ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự thảo “Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và các dự án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các văn kiện đại hội đảng các cấp tại địa phương và các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nhìn chung, qua các cuộc giám sát và phản biện xã hội chất lượng từng bước được nâng lên rõ nét, thể hiện qua việc tiếp thu, xử lý thông tin của chính quyền, cơ quan, đơn vị sau khi giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, giúp các cơ quan, đơn vị xem xét, điều chỉnh, quyết định các vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành.
Việc phối hợp tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia giám sát và phản biện xã hội được cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Các đơn vị được giám sát, phản biện luôn cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến nội dung giám sát và phản biện xã hội; sau mỗi cuộc giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội đều có báo cáo kết quả giám sát gửi Thường trực Huyện ủy và các cơ quan, đơn vị được giám sát biết, đồng thời theo dõi việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện; theo đó, các cơ quan, đơn vị đã tiếp thu và giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết các ý kiến góp ý, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Trong 10 năm qua, các cơ quan liên quan đã tiếp thu giải quyết 98/98 ý kiến góp ý, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện.
Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện việc giám sát đảm bảo theo quy định. Các cơ quan, đơn vị được giám sát phải cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến nội dung giám sát và phản biện xã hội khi được yêu cầu; đồng thời, bố trí sắp xếp thời gian hợp lý, chuẩn bị đầy đủ các nội dung để các đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.
Kết quả tiếp nhận, xử lý, giải quyết các ý kiến góp ý, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Ủy ban nhân dân đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế sau giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo; kết quả đã giải quyết đạt tỷ lệ 100%.
Việc bảo đảm kinh phí để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện thực hiện giám sát và phản biện xã hội luôn được cấp ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế - Tài chính huyện hướng dẫn các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện dự trù kinh phí, trên cơ sở các nội dung, chương trình giám sát, phản biện xã hội đã được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt để tham mưu Ủy ban nhân dân huyện cấp kinh phí đảm bảo hoạt động giám sát và phản biện xã hội được thực hiện có hiệu quả, đúng quy định.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động. 10 năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện mở được 44 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lồng ghép kỹ năng giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng ở cơ sở; thành lập các đoàn giám sát và trực tiếp giám sát 67 cuộc/75 lượt cơ quan, đơn vị, địa phương; tập trung giám sát các nội dung được dư luận, đoàn viên, hội viên và nhân dân quan tâm, như: Việc thu cước phí bốc xếp hàng hóa, hành khách tại cảng Phú Quý; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại tố cáo của công dân; công tác quản lý Nhà nước trong việc triển khai thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và việc quản lý các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật trên địa bàn huyện; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo cho hội viên nông dân; việc xét và hỗ trợ vốn sản xuất, thiết bị cho nông, ngư dân; việc chi trả chế độ, chính sách của lực lượng dự bị động viên; công tác phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; việc thực hiện chế độ chính sách đối với trẻ em nghèo, mô côi, khuyết tật, trẻ em đặc biệt khó khăn; việc điều tra, xử lý các vụ việc xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em, xử lý các vụ vi phạm về bạo lực gia đình; chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19... Đồng thời, thông qua hoạt động giám sát, đã phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên trong việc giám sát, kịp thời phản ánh đến với cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương... Bên cạnh đó, đảng ủy các xã định hướng, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể xã xây dựng kế hoạch và tiến hành được 94 cuộc giám sát và 33 cuộc phản biện. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tham gia phản biện đối với việc xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp ý các nội dung văn kiện đại hội Đảng bộ các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân khi được yêu cầu, như: Dự án xây dựng 02 hồ chứa nước Bắc đảo, công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Quý, kè chống xói lở bảo vệ bờ biển Phú Quý, công tác quy hoạch sử dụng đất, các Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi); Dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi); Quy định chỉ giới, quy mô xây dựng công trình, nhà ở trên địa bàn huyện; Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Thuận Quy định về chế độ hỗ trợ BHYT, mai táng phí đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố và số lượng, chức danh, mức bồi dưỡng, chế độ BHYT đối với người tham gia công việc ở thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự thảo “Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi); Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); thông qua việc góp ý và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, đã đóng góp những ý kiến xác thực, phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân dân.... Qua giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện đã phát hiện một số tồn tại, vướng mắc trong triển khai thực hiện. Sau giám sát, các đoàn giám sát đã có thông báo kết quả giám sát gửi đến đơn vị được giám sát, kiến nghị với chính quyền, các cơ quan liên quan để chỉ đạo, kiểm tra, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế; đồng thời, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát cho cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp. Các đơn vị được giám sát nhận khuyết điểm, khắc phục, sửa chữa và thực hiện tốt hơn trong thời gian đến.
Nhìn chung, qua 10 năm (2013 - 2023) triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Huyện ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết đảm bảo theo yêu cầu. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện. Nội dung các cuộc giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện có trọng tâm, trọng điểm; những ý kiến, kiến nghị sau giám sát và phản biện xã hội được cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp thu, kịp thời xem xét, xử lý,… góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
ĐC Lê Hồng Lợi - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kết luận Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI
Phát huy những kết quả đã đạt được 10 năm thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị (khóa XI) về giám sát và phản biện xã hội; Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý tiếp tục đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản của Trung ương, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác giám sát và phản biện xã hội,… gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Hai là, tăng cường công tác phối họp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện; bảo đảm các điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin, tài liệu, danh mục về nội dung các dự thảo văn bản cần được phản biện liên quan đến nội dung giám sát, phản biện xã hội; tiếp nhận, xử lý, phản hồi các ý kiến góp ý, nhất là những vấn đề còn vướng mắc, bức xúc trong nhân dân.
Ba là, hàng năm, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp xã xây dựng kế hoạch thực hiện đối thoại trực tiếp với nhân dân; tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) và vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên theo Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Bốn là, phát huy vai trò chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện, xác định rõ nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện; định kỳ hàng năm, chủ động lựa chọn những nội dung giám sát và phản biện xã hội, chú ý tập trung vào các vấn đề bức xúc có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Năm là, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; đồng thời, tập trung chỉ đạo, thực hiện ý kiến, đề xuất, kiến nghị chính đáng, hợp pháp sau khi giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong huyện.
Sáu là, Ủy ban nhân dân các cấp trong huyện quan tâm cân đối ngân sách, phân khai kinh phí ngay từ đầu năm trên cơ sở dự toán để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là cấp xã thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW đảm bảo theo quy định