CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM (2009 - 2019) XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN CỦA HUYỆN PHÚ QUÝ

Phú Quý là huyện đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận cách thành phố Phan Thiết khoảng 56 hải lý về hướng Đông - Đông Nam, có diện tích tự nhiên 17,91km; ngoài đảo chính, chung quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao hướng Tây - Bắc, Hòn Đỏ hướng Đông - Bắc và Hòn Tranh, Hòn Hải hướng Tây - Nam. Cơ cấu hành chính có 3 xã/10 thôn, với tổng dân số gần 31.000 người. Có khoảng 27% dân số theo 04 tôn giáo chính là Phật giáo, Tin lành, Cao đài và Công giáo (trong đó: Có khoảng 23,5% dân số theo Phật giáo; 2,3% theo Cao đài; 0,7% theo Tin lành; 0,5% theo Công giáo), phần lớn tín đồ theo Phật giáo, chiếm khoảng 87%.

Những năm qua, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng và phức tạp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố Quốc tế ở nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp diễn. Quan hệ giữa các nước lớn vẫn vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt và kiềm chế lẫn nhau làm cho xu thế hình thành thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, tranh chấp giữa các nước trong, ngoài khu vực và trên biển Đông diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng đến giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ lợi ích của nước ta. Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu.

Trong 10 năm qua, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Quý đã nổ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những kết quả quan trọng; trên từng lĩnh vực. Kinh tế phát triển tăng đáng kể; các hoạt động văn hóa - xã hội có những chuyển biến tiến bộ; đời sống nhân dân nhìn chung ổn định và có hướng cải thiện; các đối tượng chính sách, người nghèo được chăm lo tốt hơn; cơ sở vật chất và kỹ thuật được tăng cường; quốc phòng, an ninh (QP, AN) được giữ vững; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy. Những kết quả ấy tạo tiền đề thúc đẩy tình hình các mặt của huyện phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của xã hội nhanh trong xu thế hội nhập cũng phát sinh nhiều mặt tiêu cực liên quan đến việc tranh chấp đất đai, tai nạn giao thông trên địa bàn; việc thu và chi ngân sách cho nhiệm vụ QP, AN còn gặp nhiều khó khăn.

Quán triệt, thực hiện đường lối, quan điểm và các văn bản lãnh đạo, chỉ dạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng về công tác quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD). Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đã cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ thành kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh dạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị LLVT triển khai tổ chức thực hiện. Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh, khu vực phòng thủ (KVPT) huyện ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của LLVT địa phương ngày dược nâng cao. Công tác quy hoạch phát triển kinh tế gắn với củng cố QP, AN được quan tâm đầu tư xây dựng và hoạt động. Công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng nền QPTD được kịp thời. Do vậy, trong 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng giúp sức của nhân dân, công tác xây dựng nền QPTD của huyện đã đạt được những kết quả nổi bật và khá toàn diện trên các lĩnh vực:   

Về công tác tuyên truyền, nhận thức trong việc xây dựng nền QPTD: Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và xây dựng nền QPTD được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp dẩy mạnh đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,cán bộ, chiến sĩ LLVT và toàn dân[i]. Các cơ quan, đơn vị LLVT đã thực hiện đồng bộ chương trình giáo dục chính trị cho các đối tượng hàng năm. Gắn công tác xây dựng nền QPTD với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Qua quán triệt, triển khai tuyên truyền xây dựng nền QPTD, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân được nâng lên, chú trọng, quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ), xây dựng nền QPTD trong tình hình mới.

Về xây dựng KVPT: Trong 10 năm qua, đã vận hành thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động của KVPT đạt kết quả tốt[ii], hình thức hoạt động tác chiến trong KVPT được vận hành cơ chế theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị. Thông qua diễn tập, huấn luyện đã nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và vai trò tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể về nhiệm vụ QP, AN, sẵn sàng đối phó có hiệu quả các tình huống xảy ra trên địa bàn.

Về xây dựng lực lượng: Xây dựng lực lượng thường trực theo Quyết định số: 2658/QĐ-TM, của Tổng Tham mưu trưởng về việc quy định tổ chức, biên chế, bảo đảm quân số làm nhiệm vụ SSCĐ. Làm tốt công tác đăng ký, quản lý nguồn quân nhân dự bị (QNDB), phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân[iii]. Xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh và rộng khắp, độ tin cậy về chính trị được nâng cao[iv]. Công tác đăng ký quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt; công tác đăng ký quản lý nam công dân tuổi 17 và nguồn sẵn sàng nhập ngũ được tổ chức thực hiện đúng luật định, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, không có trường hợp khiếu kiện, thắc mắc trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Về công tác bồi dưỡng kiến thức QP, AN: Quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng KVPT, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chú trọng bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho cán bộ và tuyên truyền trong nhân dân về công tác QPTD, chú trọng giáo dục về hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, đường lối QPTD, chiến tranh nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân, chủ trương xây dựng KVPT của Đảng và Nhà nước[v]. Công tác giáo dục QPTD được quan tâm, đã tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và lồng ghép vào các hoạt động hội thi, hội diễn, sân khấu hóa của các tổ chức, đoàn thể. Có nhiều tin, bài tuyên truyền, phổ biến trên các chuyên mục của Đài Phát thanh - Truyền hình và đăng chuyên trang các báo, tạp chí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác giáo dục QP, AN ở các cấp, các ngành, đánh giá thực chất kết quả, kịp thời khen thưởng; nghiêm túc kiểm điểm những yếu kém, hạn chế, có các biện pháp khắc phục nhằm từng bước đưa công tác giáo dục QP, AN vào nề nếp.

Kết hợp kinh tế - xã hội (KT-XH) với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội; quốc phòng với an ninh, đối ngoại: Triển khai thực hiện Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg, ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế kết hợp KT-XH với quốc phòng; các phòng, ban, ngành đã phối hợp chặt chẽ trong việc quy hoạch, xây dựng các dự án về phát triển KT-XH kết hợp với QP, AN trên địa bàn huyện. Trong quy hoạch, tất cả các công trình KT-XH, nhất là các công trình giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông, thủy sản, đầu tư phát triển du lịch… đều được gắn chặt với nhiệm vụ bảo đảm QP, AN. Mặc dù chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới và trong khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT-XH. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của chính quyền các cấp KT-XH đã có những bước tiến đáng kể, trong đó cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, GDP bình quân đầu người dần được rút ngắn khoảng cách so với mức trung bình chung của cả tỉnh, nhiều chỉ tiêu xã hội đạt và vượt kế hoạch như tỷ lệ hộ nghèo, y tế, giáo dục, lao động qua đào tạo, môi trường, QP, AN… Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng[vi]; phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và tài nguyên nước; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, chủ động chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Đối với các vấn đề xã hội: Chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học ngày càng được nâng lên; cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được đầu tư kiên cố hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học[vii]. Hệ thống trường lớp ở các cấp học được sắp xếp hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập. Việc củng cố và phát triển trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được quan tâm chỉ đạo. Chất lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao. Chính sách an sinh xã hội, chăm lo con người có công với cách mạng, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, trợ giúp người khuyết tật được thực hiện tích cực. Thông qua các chương trình dự án, hàng năm đã giải quyết việc làm cho hơn 1.236 lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp. Hoạt động dân số và KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh. Kết quả thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình đạt 100% so với kế hoạch.      

Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương được duy trì thường xuyên. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả. Hàng năm, các thôn đăng ký phát động xây dựng thôn văn hóa và có trên 95% số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; 100% cơ quan, đơn vị đăng ký thực hiện nếp sống văn minh. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa được quan tâm; thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đã có những bước tiến bộ; đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Quan tâm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao; nhiều sân bóng đá mini, lớp năng khiếu đã được đầu tư và hoạt động có hiệu quả.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ-du lịch: Các cơ sở sản xuất hoạt động ổn định. Nguồn điện và nước cơ bản đảm bảo cung cấp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả, chất lượng. Tăng cường tuyên truyền danh lam thắng cảnh và các địa điểm tham quan trên đảo Phú Quý để quảng bá tiềm năng du lịch của huyện. Các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, nhà trọ tiếp tục được đầu tư khang trang nhằm phát triển nhu cầu du lịch của du khách ngày được tốt hơn.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bảo đảm an ninh lương thực, bố trí dân cư gắn với thế trận QP – AN: Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng phát triển đúng hướng, thu nhập trên đơn vị diện tích tăng. Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghệp, nông thôn có nhiều biến chuyển. Các cây trồng chủ lực phát triển ổn định, năng suất, chất lượng được nâng lên. Các cơ quan, đơn vị và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác trồng cây xanh trên toàn huyện. Bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng; phòng, chống cháy rừng nhất là trong mùa khô; không để xảy ra cháy rừng, cũng như không phát hiện các vụ vi phạm về rừng.

Hạ tầng giao thông - vận tải: Giao thông vận tải biển cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá và phục vụ nhu cầu của con người trên toàn huyện[viii].

Hệ thống y tế kết hợp quân dân y: Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố[ix]. Hiện nay, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 03/03 xã, đạt tỷ lệ 100%. Các bệnh truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, không để bùng phát thành dịch bệnh. Chương trình mục tiêu y tế được triển khai đồng bộ từ huyện đến xã theo kế hoạch đề ra. Công tác khám chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; các cơ sở khám chữa bệnh triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế; đến nay, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% (xã đảo). Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân được tăng cường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 8,11%.

Hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin: Hoạt động bưu chính - viễn thông tiếp tục ổn định và phát triển khá, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt góp phần phát triển KT-XH tại địa phương. Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng các điểm bưu chính tại địa phương và địa bàn các xã phục vụ nhân dân. Mạng ngoại vi (cáp điện thoại và internet) trên địa bàn huyện chủ yếu do doanh nghiệp viễn thông Bình Thuận và viễn thông quân đội xây dựng, quản lý[x]. Hạ tầng viễn thông liên tục đầu tư phát triển, mở rộng xuống đến xã. Toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước đã được trang bị máy tính đáp ứng nhu cầu công việc; các phòng, ban, ngành, địa phương đều xây dựng mạng nội bộ; internet được kết nối mạng từ huyện xuống xã; hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH hội của huyện.

Công tác xây dựng thực lực và tiềm lực quốc phòng, hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân, cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong KVPT: Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo quán triệt thực hiện các nghị quyết của cấp trên về công tác vận động quần chúng trong tình hình mới gắn với việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước về củng cố quốc phòng, chính sách hậu phương Quân đội. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã kịp thời tham mưu triển khai và làm nòng cốt trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nắm bắt và đề xuất với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền giải quyết kịp thời nhiều nguyện vọng chính đáng, nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội.

Quan tâm chỉ đạo, huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng thôn, xã; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện và đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình, những tấm gương điển hình tiên tiến. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, dân tộc, kiều bào cũng như chính sách đối với ngư dân, nông dân, trí thức, các thành phần kinh tế được triển khai thực hiện có hiệu quả. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được tăng cường; dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, sức mạnh cộng đồng được phát huy tốt hơn, dân chủ trong Đảng, trong các cơ quan, đơn vị và trong xã hội được mở rộng. Phong trào “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” được triển khai sâu rộng với sự hưởng ứng tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, trách nhiệm đối với cộng đồng và quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy tốt hơn; huy động được nhiều nguồn lực cộng đồng cho đầu tư phát triển, chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng bộ mặt nông thôn trong KVPT ngày càng vững chắc.

Về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, đoàn kết địa phương trong xây dựng nền QPTD; hoạt động giao lưu, kết nghĩa: Thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và địa phương tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục, thể thao, chiếu phim và tuyên truyền lưu động, cổ động trực quan, triển lãm lưu động rộng khắp, đồng thời làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với toàn dân, gắn với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, tiêu biểu như: “Chương trình nghệ thuật: nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng”… tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp và các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương. Tập trung đưa các hoạt động văn hóa hướng mạnh về cơ sở. Ngoài ra, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các địa phương được quan tâm duy trì, có nhiều khởi sắc, góp phần nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và kịp thời động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong KVPT của huyện về chính trị, tinh thần. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được mở rộng đi vào chiều rộng, từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, áp dụng vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố ngày càng vững chắc trong KVPT của huyện.

Công tác ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch: Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Chỉ thị 09 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”; Thông tư số: 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và Kế hoạch số: 1717/KH-UBND của UBND tỉnh về “Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2011-2015”, Kế hoạch số: 97/KH-UBND của UBND tỉnh về xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2013 - 2020”. Chỉ đạo làm tốt công tác trực SSCĐ, huấn luyện cho các lực lượng; luyện tập các phương án chiến đấu, phối hợp giữa Công an, Quân sự, Biên phòng, Dân quân tự vệ tuần tra địa bàn nắm chắc tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo Nghị định 133 của Chính phủ; đồng thời, thường xuyên giao ban các lực lượng trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn huyện, không để bị động, bất ngờ.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền QPTD tại địa phương: Thường trực Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các xã, bảo đảm hàng năm. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành 100% xây dựng nhà làm việc Ban CHQS xã đạt 5 tiêu chí.

Về tổ chức các hoạt động nhân ngày hội quốc phòng hàng năm: 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Phú Quý đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội QPTD như: Mít tinh, hội thao, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên các gia đình liệt sĩ, thăm các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự… có những biện pháp tổ chức chặt chẽ, phù hợp, hướng trọng tâm vào đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng đạt hiểu quả cao; tăng cường xây dựng, phát triển tiềm lực QP, AN qua các chương trình, các dự án phát triển KT-XH ở địa phương. Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo Ban CHQS huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quốc phòng đều thực hiện đạt kết quả tốt như: Hội trại tòng quân, tổ chức lao động giúp dân trong huấn luyện dân quân hàng năm, tổ chức gặp mặt chức sắc nhà tu hành các tôn giáo...

Xây dựng nền QPTD là tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam. Quán triệt chủ trương trên, trong 10 năm qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm việc quán triệt, triển khai thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền QPTD, xây dựng KVPT huyện vững chắc trong tình hình mới. Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, LLVT và nhân dân về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có chuyển biến rõ rệt; cơ chế Đảng lãnh dạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự, công an và các ngành, đoàm thể làm tham mưu tổ chức thực hiện được phát huy hiệu quả. Kinh tế của huyện có bước phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng được nhu cầu xây dựng nền QPTD. Tiềm lực trong KVPT được xây dựng từng bước hiệu quả, QP, AN được tăng cường; đời sống của nhân dân, LLVT được cải thiện; sức mạnh tổng hợp của LLVT được nâng lên; phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và BVTQ. Với những kết quả nổi bật đó, Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng đã tặng Bằng khen cho cán bộ, nhân dân huyện Phú Quý và cá nhân đồng Tạ Minh Nhựt – Phó bí thư Huyện ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện về những nỗ lực trong 10 năm (2009-2019) xây dựng nền QPTD./.

 


[i] Trọng tâm là quán triệt, giáo dục Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 28 Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới; Chỉ thị số 12 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QP, AN trong tình hình mới; Luật Quốc phòng; Luật Dân quân tự vệ (DQTV); Luật An ninh mạng; Luật giáo dục QP, AN; Nghị định số 13 của Chính phụ quy định chi tiết, biện pháp thi hành Luật giáo dục QP, AN và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục QP, AN; Chỉ thị số 28 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác giáo dục QP, AN trong tình hình mới.

[ii] Tổ chức thành công 01 đợt diễn tập KVPT huyện, 01 đợt diễn tập PCLB và tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 09 lần xã với hơn 910 lượt người tham gia.

[iii] Tổng số QNDB toàn huyện sắp xếp biên chế vào 12/12 đơn vị dự bị động viên đạt 100% so với chỉ tiêu, đảng viên đạt 9,03%/9% chỉ tiêu (trong đó đảng viên trong sĩ quan dự bị đạt 51,22%). Tổng số phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân trong huyện đã đăng ký quản lý được 853 phương tiện kỹ thuật.

[iv] Toàn huyện có 03 Ban CHQS xã, 19 đơn vị tự vệ; đã bổ nhiệm đủ 15/15đ/c cán bộ Ban CHQS xã, đạt 100%; 03/03đ/c Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã là thành viên UBND xã và tham gia cấp ủy Đảng địa phương; có 03/03 chi bộ quân sự xã (trong đó 03/03 chi bộ quân sự có cấp ủy, đạt 100%/85% chỉ tiêu; 03/03 tổ đảng trong trung đội dân quân cơ động, đạt 100%/35% chỉ tiêu). Xây dựng lực lượng DQTV toàn huyện đạt 2,38% so với dân số (trong đó, Dân quân đạt 1,31% so với dân số, tự vệ đạt 57,66% so với cán bộ, công nhân viên chức; nữ trong DQTV toàn huyện chiếm 17,27% tổng số DQTV); đảng viên trong DQTV đạt 40,38%/24% chỉ tiêu (trong đó đảng viên trong Dân quân đạt 20,21%/20% chỉ tiêu, đảng viên trong tự vệ đạt 65,24%/35% chỉ tiêu); đoàn viên trong DQTV đạt 58,73 % (trong đó đoàn viên trong Dân quân đạt 76,06%, đoàn viên trong tự vệ đạt 34,75%).

[v] Trong 10 năm (2009-2019), toàn huyện đã tổ chức cử và mở 980 lớp/10.523 lượt người được bồi dưỡng kiến thức QP, AN theo phân cấp, đạt 99,6% chỉ tiêu. Trường THPT Ngô Quyền trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc chương trình môn học giáo dục QP, AN cho 5.743 lượt học sinh, đạt 100% chỉ tiêu; kết quả kiểm tra đạt khá, giỏi trên 85%.

[vi] Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân khoảng 6,25%/năm, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 4,23%; Thương mại - Dịch vụ 5,20%/năm; Nông nghiệp 3,44%.

[vii] Toàn huyện có 03 trường mầm non công lập; 03 trường tiểu học, 03 trường THCS, 01 trường THPT; đến năm 2019, có 02 trường đạt chuẩn quốc gia (Trường THCS Tam Thanh, Trường THCS Ngũ Phụng).

[viii] Tính đến thời điểm hiện tại trên toàn huyện có 10 tàu hoạt động tuyến Phú Quý - Phan Thiết và ngược lại; trong đó: 04 tàu cao tốc chuyên chở khách là: Supperdong PQ I và II, Hưng Phát 26, Phú Quý Express; 02 tàu chuyên chở xăng, dầu và 04 tàu chuyên chở hàng hóa. Năng lực vận tải bộ, hiện có 157 xe ôtô các loại; (65 xe đã được đăng kiểm).

[ix] Đến nay, toàn huyện có 01 Trung tâm Y tế Quân dân y, 03/03 Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh, 03/03 Trạm Y tế xã có Bác sỹ.

[x] Trên địa bàn hiện có 5 mạng điện thoại di động (Vinaphone, Mobiphone, Viettel Vietnam Mobile và mạng internet băng thông rộng).


Các tin khác