Qua đó, ông Nhưởng luôn thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của hội viên nông dân theo Điều lệ Hội quy định; tích cực tuyên truyền, vận động người thân gia đình, bà con nhân dân chấp hành, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân.Là một nông dân thuần túy, ngoài việc tích cực lao động sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống gia đình; ông Nhưởng còn rất chú tâm, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi trong tài liệu, sách báo và kinh nghiệm của những người đi trước về công dụng, hiệu quả của các loại cây thuốc nam, các bài thuốc nam, cách thức sơ cứu, điều trị những bệnh thông thường bằng thuốc nam, phương pháp giác lể, xông hơ, day bấm huyệt… Quá trình đó, bản thân ông Nhưởng đã kịp thời giúp chữa khỏi những bệnh thông thường cho nhiều trường hợp bà con nhân dân địa phương, kể cả người đất liền ra đảo; góp phần duy trì, từng bước phát triển hoạt động Hội Đông y địa phương.Theo ông Nhưởng, trong đời sống dân gian có câu “Có qua, có lại mới toại lòng nhau”. Nhưng, đối với bản thân ông và gia đình từ trước đến nay, mỗi khi bà con gặp phải những chứng bệnh thông thường và tìm đến gia đình để nhờ chữa trị, cắt lể, xông hơ, hốt thuốc; dù bận công việc cách mấy, ông Nhưởng cũng luôn “ưu tiên” sắp xếp thời gian để kịp thời giúp đỡ cho bà con; nhất là gặp phải những trường hợp nặng, người bệnh không thể tự đến được; dù là ngày hay đêm, mỗi khi bà con nhờ đến tận nhà, thì bản thân không ngại đêm hôm tăm tối, hay mưa gió, miễn sao kịp thời giúp đỡ được gì cho bà con là bản thân ông không ngần ngại. Sau khi trị liệu, mặc dầu bà con có nhã ý bồi dưỡng tiền công, tiền xăng xe, đặc biệt là tiền thuốc nam do ông tự bào chế và có thứ dược thảo phải tìm mua từ đất liền, nhưng ông đều không nhận tiền của bà con.
Ngoài ra, thấm nhuần đạo lý truyền thống dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái, lá lành, đùm lá rách, giúp nhau trong cơn hoạn nạn; ông Nhưởng cho biết, trong năm 2012, cơn bão số 01 đổ bộ vào Phú Quý, để kịp thời giúp bà con, ông đã tập trung phương tiện, huy động lực lượng con cháu trong gia đình và thuê mướn thêm nhân công đã trực tiếp kéo 51 chiếc thuyền lên bờ kịp thời giúp dân phòng tránh thiệt hại của bão; sau cơn bão lại tập trung kéo các thuyền xuống nước để bà con ngư dân ra khơi đánh bắt kịp thời. Về công cán, ông đã trả gấp đôi tiền thuê mướn nhân công, đồng thời lại giảm 20% chi phí so với giá kéo ghe thuyền lúc thông thường, tính ra ông đã giảm được cho bà con tổng số tiền 15.300.000 đồng.Trong gia đình, ông Nhưởng luôn nền nếp, chuẩn mực, quan tâm nuôi dạy, giáo dục con cháu thuận thảo, hiếu nghĩa, thương yêu, quý trọng, đùm bọc, giúp đỡ nhau; đối với xóm làng luôn thực hiện tốt phương châm cuộc sống “sinh đồng cư, tử đồng tán”, sống hài hòa, đồng thuận “Nghĩa xóm, tình làng”, “Thương người như thể thương thân”…; ngoài ra, bản thân ông và gia đình luôn tích cực, tự nguyện tham gia tốt công tác từ thiện xã hội, các trường hợp hiếu, hĩ, lễ hội tín ngưỡng ở địa phương. Những việc làm, nghĩa cử cao đẹp của ông Nguyễn Nhưỡng trong thời gian qua là minh chứng cụ thể trong thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, đồng thời góp phần cùng tổ chức Hội nông dân và Đông y địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và hoạt động phong trào của Hội đã đề ra.