Thực trạng, tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý

Trong những năm gần đây, nhất là đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Quý, nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay và năm 2023, “Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh”, lượng khách du lịch đến Phú Quý ngày càng tăng: Năm 2019 có 42.300 lượt/700 khách quốc tế, năm 2020 có 50.200 lượt/256 khách quốc tế; năm 2021 có 37.327/312 lượt khách quốc tế (giảm so với năm 2021 là do ảnh hưởng dịch Covid-19); năm 2022 có 95.300 lượt khách; năm 2023 có 166.567/2.412 lượt khách quốc tế đến tham quan du lịch, tăng 71.267 lượt khách so với năm 2022. Giao thông vận tải hành khách đường biển tuyến Phú Quý - Phan Thiết hiện có 05 tàu khách cao tốc đang hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Các cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, cao tầng, dịch vụ được nâng lên, toàn huyện hiện có 19 khách sạn/393 phòng/628 giường và 41 nhà nghỉ - vila/364 phòng/479 giường và gần 100 homestay, nhà trọ; trên 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng các cơ sở, cửa hàng cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn huyện...

Cột cờ Phú Quý

Bảo tháp Chùa Linh Quang

Tàu cao tốc tuyến Phú Quý - Phan thiết

Bãi biển Hòn Tranh

Điện gió Phú Quý

Bãi Nhỏ-Gành hang Phú Quý

Du khách ngắm bình minh trên đảo Phú Quý

Du khách chèo Súp trên biển Phú Quý

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cống thoát nước mưa… chưa đưa đầu tư xây dựng hoàn chỉnh; tình trạng xả rác các nơi công cộng, nhất là các tuyến đường, các điểm du lịch, bãi vịnh, bờ kè, bãi biển, Hòn tranh… vẫn còn xảy ra. Một số dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch của huyện như: Cổng chào, Biểu tượng cua Huỳnh đế, trái Dứa dại, Nhà hàng thủy tạ, Cầu cảng chữ T, Bến đậu Ca nô,... vẫn chưa được đầu tư xây dựng... Công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch vẫn còn những hạn chế: Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tuy gần đây đã được huyện quan tâm tổ chức một số lớp đào tạo, đã phát hành tập thuyết minh các điểm du lịch về Phú Quý,... nên có nâng lên một bước, nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp, thuyết minh chưa đúng với lịch sử hình thành các điểm du lịch, trên huyện chưa có hướng dẫn viên du lịch quốc tế; một số các dịch vụ còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách; sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương để giữ chân du khách lưu lại lâu hơn và tăng nguồn thu nhập cho nhân dân trên đảo.

Để tiếp tục phát triển du lịch Phú Quý trong thời gian gian tới, huyện cần quan tâm một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là, phải xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên phát triển du lịch bền vững, an toàn, gắn với bảo vệ môi trường và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, con người Phú Quý. Tập trung liên kết, hợp tác phát triển du lịch nội tỉnh và có trọng điểm một số tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên. Tăng cường mời gọi, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín, kinh nghiệm làm du lịch biển, đảo đầu tư vào huyện; phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Phú Quý. Từng bước chuyển dịch cơ cấu đưa ngành du lịch vươn lên thành một trong những ngành trung tâm thu hút nguồn lực và đóng góp giá trị cao cho kinh tế huyện. Thu hút du khách đến Phú Quý lưu trú dài ngày, chi tiêu nhiều hơn và quay trở lại nhiều lần. Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, giữ gìn bản sắc văn hóa biển đảo đậm đà trong nhân dân để phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bảo đảm đa dạng, đặc sắc, thu hút. Xây dựng Khu du lịch Phú Quý là điểm đến biển, đảo lý tưởng của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và phía Nam.

Lễ Hội hát bộ đảo Phú Quý

Hai là, tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, quy hoạch, định hình lại không gian phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch chung của huyện. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án Khu du lịch huyện Phú Quý; nhất là, có phương án hiệu quả, thực hiện đảm bảo tiến độ quy hoạch chi tiết các phân khu theo Quyết định số 2908/QĐ-UBND, ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đến năm 2030; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Quá trình đó, dành một phần ngân sách hợp lý từ doanh thu du lịch để tổ chức thi tuyển chọn phương án quy hoạch, kiến trúc một vài khu vực ven biển, đảo quan trọng để xây dựng thành điểm du lịch. Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách tài chính, tín dụng (nếu có), bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ việc làm và đào tạo nhân lực theo quy định của Trung ương, tỉnh. Xây dựng Đề án Khu bảo tồn biển Phú Quý, Đề án Phát triển kinh tế đêm của huyện, gắn với xây dựng hình ảnh du lịch Phú Quý “An toàn - Thân thiện - Chất lượng”. Quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, cụ thể là: Tích cực phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch; cảng Phú Quý và khu neo đậu tàu thuyền; nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ quanh đảo, ven biển; kè biển Bắc đảo; các khu du lịch, khu sinh hoạt cộng đồng. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương, tỉnh và hàng năm ưu tiên bố trí một phần với tỷ lệ phù hợp vốn đầu tư từ ngân sách huyện để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của huyện; đẩy nhanh tiến độ xây dựng công viên biển - bãi Doi Dừa và đầu tư xây dựng cầu cảng, bến du thuyền - ca nô, bãi đậu xe, xử lý nước thải,...; phát triển làng nghề; sớm triển khai xây dựng biểu tượng và giữ vững thương hiệu sản phẩm như: Cua Huỳnh Đế, Dứa gai… phục vụ phát triển du lịch. Huy động mọi nguồn lực về tài chính, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, nước ngoài tham gia phát triển hạ tầng dịch vụ phục vụ du lịch về phương tiện giao thông, điện, nước, viễn thông, nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe,... Tập trung nghiên cứu thực hiện xã hội hoá xây dựng được Trung tâm hội nghị - triển lãm với quy mô phù hợp. Quan tâm hỗ trợ thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và ưu đãi đầu tư theo quy định của Trung ương, tỉnh; tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện tốt các khâu, các bước trong quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng…, tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng về du lịch.

Ấm lòng tình Quân - Dân (Du khách thăm Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Phú Quý)

Ba là, quan tâm thu hút đầu tư, phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trọng tâm là: Triển khai nhiều giải pháp tích cực để truyền thông, quảng bá, mời gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có uy tín, tiềm lực, kinh nghiệm làm du lịch biển, đảo đầu tư để Khu du lịch Phú Quý trở thành một điểm đến hấp dẫn, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái du lịch của tỉnh. Lựa chọn xây dựng điểm du lịch trọng tâm làm hạt nhân để tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển Khu du lịch Phú Quý. Kêu gọi đầu tư trung tâm thương mại; thu hút đầu tư các dự án du lịch, khu du lịch nghỉ dưỡng trung và cao cấp theo hướng xanh - sạch - đẹp, gắn với dịch vụ vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ, thể thao,... Tập trung cơ cấu, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao biển và du lịch văn hoá - tâm linh, theo định hướng: Về du lịch biển, thể thao, giải trí: Tổ chức thường niên các cuộc thi, trò chơi, các hoạt động thể thao trên biển, bãi biển. Phát triển các dịch vụ lướt ván buồm, lướt ván diều, mô tô nước. Về du lịch văn hóa - tín ngưỡng - tâm linh: Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống con người Phú Quý, di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, làng nghề, nghệ thuật truyền thống; đưa văn hoá Phú Quý đến với du khách, du khách với văn hoá Phú Quý. Phát triển các sản phẩm lưu niệm và ẩm thực đặc trưng của huyện để tạo sự khác biệt, độc đáo. Tổ chức tham quan, tìm hiểu văn hóa đời sống cư dân địa phương; trải nghiệm các làng nghề truyền thống (đan gùi, đan võng,...), tham gia làm nông dân, đi câu Dông, hái Dứa gai,... Về du lịch sinh thái tự nhiên biển, đảo: Gìn giữ, bảo tồn, phát triển các khu vực tự nhiên Đảo Hòn Tranh, Hòn Đen, Gành hang - Bãi nhỏ - Cột cờ Phú Quý, núi Cấm, khu bảo tồn biển,... phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Tổ chức các dịch vụ ca nô, du thuyền chở khách tham quan đảo lẻ, làng bè, các bãi san hô, các loại hải sản, sinh vật biển độc đáo. Trải nghiệm thử làm ngư dân và các hoạt động về đêm trên biển, tham gia câu cá, câu mực, soi tôm, soi còng, bắt nhum,... Về Du lịch cộng đồng: Khôi phục, giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, cảnh quan thiên nhiên; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương về các sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề… để phát triển du lịch cộng đồng. Bố trí ngân sách và huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển các khu công cộng phục vụ du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho du khách có nhiều lựa chọn trong hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi, giải trí; đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch. Về hình thành các khu dịch vụ, mua sắm: Khu phố đi bộ, quảng trường, công viên phục vụ vui chơi, giải trí; một số điểm mua sắm, ẩm thực ngoài trời về đêm “Kinh tế ban đêm” theo Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020); nhà hàng nổi, nhà hàng thủy tạ,...

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện Phú Quý (theo Quyết định số 842-QĐ/HU, ngày 22/02/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý) và Ban Điều hành phát triển Khu du lịch huyện Phú Quý (theo Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 09/3/2023 của Chủ tịch UBND huyện Phú Quý về việc củng cố Ban Điều hành và Tổ giúp việc Ban Điều hành phát triển khu du lịch huyện Phú Quý) nhằm giúp Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển du lịch Phú Quý. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan “xanh, sạch, đẹp”, bảo đảm an ninh - trật tự tại các điểm du lịch… góp phần phát triển du lịch Phú Quý bền vững.


Các tin khác

Document

STT Tiêu đề Kí hiệu Ngày phát hành Tải về
1

Thông báo thời gian, địa điểm vòng 1, vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2023

Số 184-TB/BTCTU 23/11/2023 Tải về
2

Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Số 114-QĐ/TW 11/07/2023 Tải về
3

HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Số: 20-NQ/TW 25/10/2017 Tải về
4

KẾT LUẬN CỦA BAN BÍ THƯ về việc thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Số 11-KL/TW 19/01/2017 Tải về
5

CHỈ THỊCỦA BAN BÍ THƯ về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Số 17-CT/TW 21/10/2022 Tải về
6

KẾ HOẠCH triển khai thực hiện Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08 CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Số 55-KH/TU 11/04/2017 Tải về
7

THỐNG KÊ MỘT SỐ NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THEO CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ CỦA TỈNH (kèm theo Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

Số 66-KH/TU 30/03/2022 Tải về
8

PHỤ LỤC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT, TỔNG KẾT CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH, ĐỀ ÁN CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ CỦA TỈNH (kèm theo Kế hoạch số 66-KH/TU, ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

số 66-KH/TU 30/03/2022 Tải về
9

KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến". "tự chuyển hóa"

Số 21-KL/TW 25/10/2021 Tải về
10

KẾ HOẠCH thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Số 66-KH/TU 28/03/2022 Tải về
11

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số 10 -NQ/TU 18/03/2022 Tải về
12

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số 09-NQ/TU 31/12/2021 Tải về
13

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025

Số 08-NQ/TU 28/12/2021 Tải về
14

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số 06-NQ/TU 24/10/2021 Tải về
15

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao

Số 05-NQ/TU 10/09/2021 Tải về
16

HƯỚNG DẪN thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm

Số 02-HD/UBKTTW 29/11/2021 Tải về
17

Kế hoạch tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2021

số 21-KH/TU 13/04/2021 Tải về
18

Phát động Cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử 90 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bình Thuận

Số 1366-CV/HU 08/01/2020 Tải về