Bộ Chính trị quy định về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Ngày 03/11/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, cụ thể như sau:

1. Về nguyên tắc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

- Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ. Không thực hiện việc cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

2. Về thẩm quyền miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

- Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy đinh thì có thẩm quyền xem xét cho cán bộ miễn nhiệm, từ chức.

- Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ừên thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo báo cáo cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ đề xuất việc cho miễn nhiệm, từ chức.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối vói cán bộ khi có đủ căn cứ theo Quy định này.

Theo đó, việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

Thứ hai, bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiêm kỳ hoăc trong thời hạn bổ nhiệm.

Thứ ba, có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy đinh.

Thứ tư, có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

 Thứ năm, bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

Thứ sáu, bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

Đồng thời, việc xem xét cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường (1) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. (2) Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. (3) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. (4) Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Quy định số 41-QĐ/TW thay thế Quy định số 260-QD/TW, ngày 02/10/2009 của Bộ Chính trị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/11/2021. Bên cạnh đó Quy định số 41-QĐ/TW đã giải thích rõ từ ngữ như Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức. Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.


Các tin khác