Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn quốc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" và các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIII (hoàn thành trong quý 1/2022).
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận phù họp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của địa phương, tố chức, cơ quan, đơn vị; bố sung, lồng ghép nội dung thực hiện Kết luận vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tháng 12/2021); kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Ket luận của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt để thực hiện nghiêm Ket luận của Bộ Chính trị (thực hiện hằng năm từ năm 2022).
3. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyến biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân; xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý (thực hiện thường xuyên).
4. Thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên. Những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu hiện lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", thì cấp uỷ cấp trên phải kịp thời xem xét, gợi ý, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; đồng thời, chú trọng kiểm tra, giám sát việc sửa chừa, khắc phục khuyết điểm của cấp uỷ cấp dưới và tố chức, cá nhân liên quan (thực hiện hằng năm, từ năm 2021).
5. Tiếp tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo theo quy định, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; trong Quốc hội khoá XV đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuân (năm thứ 3, nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp).
6. Giữ vững nguyên tắc tố chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính chiến đấu trong sinh hoạt cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ và tổ chức đảng; khắc phục tình trạng chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, mất đoàn kết, nể nang, né tránh, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, lợi ích nhóm (thực hiện thường xuyên).
7. Kịp thời sơ kết, tổng kết, rà soát, sửa đổi các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến các nội dung của công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và trách nhiệm người đứng đầu; công tác cải cách hành chính; kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ. Thực hiện có hiệu quả chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; chủ trương bổ trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương (từ năm 2022).
8. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách, tài sản nhà nước, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm, khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản thất thoát; thực hiện có hiệu quả kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (thực hiện thường xuyên).
9. Tăng cường hoạt động của uỷ ban kiểm tra các cấp, chú trọng công tác tự kiếm tra, tự giám sát của cấp uỷ, tố chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước (thực hiện thường xuyên).
10. Tập trung rà soát hoàn thiện pháp luật, thể chế hoá đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối, tác động, hướng lái; không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong văn bản pháp luật (thực hiện thường xuyên).
11. Tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (thực hiện thường xuyên).