Ghi nhận tình hình kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”

  • /
  • 15.10.2012 - 10:30

Quán triệt, tiếp thu và cụ thể hoá thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) và Kế hoạch số 13-KH/TU, ngày 24/5/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá X) “về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế ở cơ sở”; Ban Thường vụ huyện uỷ kịp thời xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ

Chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể, địa phương, đơn vị ngay sau hội nghị cán bộ chủ chốt ở huyện tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 13-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lao động, đoàn viên, hội viên và quần chúng cốt cán; đồng thời, cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo của Đảng, có kế hoạch, chương trình cụ thể, sát hợp để triển khai thực hiện tại tổ chức, địa phương, đơn vị mình. Các cơ quan thông tin tuyên tuyền ở địa phương đã tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng 05 nhiệm vụ trọng tâm của Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu trong Chỉ thị số 06-CT/TW; về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ “về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế ở cơ sở” cho các tầng lớp nhân dân trong huyện. Trong quá trình triển khai thực hiện, hàng năm Thường trực Huyện uỷ và UBND huyện duy trì thường xuyên các buổi làm việc, chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình kết quả tổ chức thực hiện công tác củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tại địa phương; kịp thời động viên phát huy kết quả thực hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, bất cập; định hướng chỉ đạo và có giải pháp thực hiện tốt hơn công tác y tế cơ sở trong thời gian tiếp theo.

Qua 10 năm  thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 13-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện uỷ, cùng các văn bản chỉ đạo triển khai của Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của ngành y tế cấp trên và với những nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương đã góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và triển khai thực hiện việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền các cấp. Quán triệt chủ trương đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, mục đích, ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, tầm quan trọng của việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xác định y tế cơ sở là tuyến y tế gần dân nhất, đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ cơ bản ban đầu rộng rãi cho nhân dân địa phương; góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế địa phương nói chung, các tuyến trạm y tế cơ sở nói riêng cơ bản từng bước được đầu tư, phát triển. Nguồn nhân lực y tế đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng; năng lực, kinh nghiệm, trình độ, chất lượng chuyên môn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên. Nhận thức của nhân dân ngày càng tốt hơn, quan tâm hơn đến việc chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ, phòng tránh bệnh tật...

Ngành y tế địa phương từng bước đã phát huy tốt vai trò chủ đạo trong công tác chuyên ngành, cung cấp các dịch vụ y tế, phòng, chống tai nạn thương tích, dịch bệnh, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; người dân ngày càng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ hơn. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các gia đình nghèo, gia đình chính sách, trẻ em được quan tâm đúng mức. Mô hình Bệnh viện quân - dân y kết hợp (trước đây là Trung tâm y tế quân - dân kết hợp) đã phát huy tốt hiệu quả, từng bước nâng cao vai trò, năng lực, chất lượng hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương. Hiện cơ sở kết cấu hạ tầng của bệnh viện quân - dân y đang được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp đồng bộ với kinh phí trên 80 tỉ đồng. Tuyến trạm y tế cơ sở các xã được quan tâm củng cố, từng bước hoàn thiện cơ bản. Các trạm y tế đều có bác sĩ, y sĩ sản nhi và cán bộ chuyên trách y học cổ truyền; 3/3 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (năm 2005, xã Tam Thanh và xã Long Hải đạt xã chuẩn quốc gia về y tế; năm 2007 xã Ngũ Phụng đạt xã chuẩn quốc gia về y tế). Hoạt động y tế cơ sở luôn nổ lực phấn đấu duy trì giữ chuẩn hàng năm; năm 2011 xã Tam Thanh và xã Ngũ Phụng vẫn duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế theo chuẩn mới của Bộ Y tế ban hành trong giai đoạn 2011 - 2020. Các thôn trên địa bàn huyện đều có mạng lưới y tế và lực lượng cộng tác viên y tế, dân số, được tổ chức hoạt động phối hợp, lồng ghép thành các đội y tế lưu động, trực tiếp và thường xuyên tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, các chương trình y tế quốc gia, dân số - kế hoạch hoá gia đình. Hàng năm, đội ngũ cộng tác viên y tế, dân số được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng chuyên môn hoạt động. Trung tâm y tế huyện thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, nên trong 10 năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Công tác phòng chống các bệnh xã hội được quan tâm triển khai; bệnh phong, lao từng bước được quản lý điều trị đạt hiệu quả. Hoạt động tư vấn, truyền thông phòng chống HIV/AIDS, quản lý chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng được triển khai ở địa bàn 3/3 xã trong huyện.

Công tác giáo dục, truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bảo vệ bà mẹ và trẻ em luôn được quan tâm thực hiện mang lại kết quả thiết thực. Tỷ lệ các đối tượng trong diện sinh đẻ chủ động tiếp cận thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn hiệu quả hàng năm luôn vượt kế hoạch; nhận thức về xây dựng quy mô gia đình ít con ngày càng được thực hiện tốt; 100% sản phụ đều sinh con tại tuyến trạm y tế cơ sở và được chăm sóc tốt sức khoẻ sau sinh; hàng năm, thực hiện tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 98%, trẻ em dưới 05 tuổi được uống vitamin A đạt 100% và trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 12,4 % (năm 2008 là 16,19%; năm 2010 là  13,37%). Công tác khám, chữa, điều trị bệnh được bảo đảm; riêng năm 2011 có tổng số lần khám bệnh là 55.361 lượt người; khám Đông y tại các trạm y tế 1.195 lượt người, tổng số điều trị nội trú 2.800, tổng số điều trị ngoại trú 15.496. bệnh nhân chuyển tuyến 23ca.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế luôn được chú trọng. Năm 2001, toàn huyện chỉ có 09 bác sĩ, không có dược sĩ đại học. Đến nay, toàn  ngành y tế huyện đã được đào tạo tăng cường  nguồn lực đáng kể, với tổng số 118/77 nữ; trong đó: 14/4 nữ bác sĩ (gồm 01 Thạc sĩ y, 5/1 nữ chuyên khoa I, 8/3 nữ bác sĩ); 01 đại học dược; 01 Thạc sĩ y tế cộng đồng; 32/23 nữ y sĩ; 01 nữ kỹ thuật viên y trung học; 10/7 nữ dược sĩ trung học/kỹ thuật viên trung học dược; 02 nữ dược tá; 25/21 nữ điều dưỡng (y tá), trong đó: 01 nữ điều dưỡng (y tá) cao đẳng, 23/19 nữ điều dưỡng (y tá) trung học, 01 nữ điều dưỡng (y tá) sơ học; 7/6 nữ hộ sinh trung học; cán bộ khác có 25/13 nữ (trong đó: đại học 3/2 nữ, trung cấp 16/8 nữ). Thực hiện tốt chủ trương đưa bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã để tăng cường nguồn lực cho tuyến y tế cơ sở, đảm bảo 100% trạm y tế xã đều có bác sĩ. Quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế đã được Nhà nước ban hành; qua đó, lực lượng y bác sỹ, cán bộ nhân viên y tế ngày càng được trao dồi, trưởng thành, an tâm công tác, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân, chất lượng khám chữa điều trị bệnh tại các cơ sở y tế ngày càng được nâng cao. Trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động của y tế được quan tâm đầu tư, từng bước cung cấp bổ sung cho các cơ sở y tế đủ theo danh mục của Bộ Y tế. Các trạm y tế xã đều được trang bị máy vi tính, thực hiện tốt tin học hóa trong công tác báo cáo, thống kê. Bên cạnh đó, từng bước đẩy mạnh việc triển khai phát triển ngành y học cổ truyền, thực hiện khám, chữa bệnh đông, tây y kết hợp; tranh thủ mọi nguồn lực để cải thiện và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả kế hoạch phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm y tế cho người nghèo và học sinh sinh viên góp phần nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả kế hoạch phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm y tế cho người nghèo và học sinh sinh viên góp phần nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Tuy nhiên, việc cụ thể hoá triển khai thực hiện Chỉ thị của Trung ương, kế hoạch của Tỉnh uỷ và Huyện uỷ về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở vẫn còn những tồn tại yếu kém; cụ thể là: Trình độ, năng lực, trách nhiệm, chất lượng và hiệu qủa công tác chuyên môn còn mặt hạn chế nhất định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá bổ sung nguồn nhân lực ngành y còn bất cập, chưa phù hợp, thừa mà thiếu, chưa “đủ tâm, đúng tầm”; nhất là đại học (bác sĩ, dược sĩ…), sau đại học (chuyên khoa I, II…) còn thiếu so với nhu cầu; trong khi đó có một số bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm hoặc được đào tạo sau đại học thì chuyển công tác vào đất liền. Mạng lưới y tế được mở  rộng nhưng trang thiết bị y tế chưa được đầu tư kịp thời, vẫn còn thiếu, cũ kỹ, lạc hậu và chưa đồng bộ. Hoạt động dịch vụ y tế chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Cơ sở vật chất chuyên ngành còn nhiều trở ngại: bệnh viện quân dân y đang trong giai đoạn đầu tư thi công nâng cấp, nhiều hạng mục công trình chưa được hoàn thiện, thiếu các phòng khám bệnh và lưu bệnh, việc khám chữa bệnh hiện gặp khó khăn trong quá trình thu dung điều trị nội trú, cập nhật thông tin bệnh dịch trên địa bàn, cấp cứu, chuyển viện ... Trung tâm y tế huyện chưa được đầu tư xây dựng, hiện phải sử dụng tạm một phần cơ sở làm việc (của xã Long Hải) ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hiệu quả hoạt động của ngành. Một số trạm y tế bị xuống cấp và chưa đủ số phòng làm việc theo quy định; công tác quản lý hoạt động khám chữa bệnh và hành nghề y dược tư nhân vẫn còn hạn chế.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, Mặt trận và đoàn thể các cấp đối với phát triển sự nghiệp và hoạt động y tế địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức. Sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể nhân dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở chưa đồng bộ, kịp thời và thường xuyên. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành trong lĩnh vực y tế còn hạn chế, chưa bao quát, toàn diện; trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, năng lực thực tiễn, ý thức tự rèn, nhất là sự tâm huyết, trách nhiệm, y đức của một bộ phận cán bộ, viên chức ngành y chưa được phát huy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ lĩnh vực y tế dự phòng chưa được quan tâm, còn nhiều hạn chế và khó khăn trong hoạt động. Chưa quan tâm, phát huy tốt việc kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền trong công tác khám và điều trị bệnh tại chỗ; công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn rộng rãi trong nhân dân trồng, chăm sóc, phát triển và khai thác sử dụng những dược thảo (thuốc nam) sẵn có tại địa phương, đồng thời áp dụng những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường chưa được phổ biến, triển khai thực hiện tốt.

 

                                                                                    KỲ DANH

 


  • |
  • 2294
  • |

Các tin khác